Những mẹo học tiếng Đức- Phần 1 quan điểm học
Từ những buổi học đầu tiên hay những buổi học sau đó à người học cảm thấy việc học khó khăn hơn tưởng tượng rất nhiều thường nghĩ đến một câu hỏi là liệu có phương pháp học hay mẹo học tiếng Đức hiệu quả nào không? Rất may, nhờ công nghệ hiện đại ngày nay tìm hiểu những thông tin để người học không còn là khó nữa. Trên khắp các diễn đàn đều nói về cách học sao cho hiệu quả và tiến bộ về mặt lượng kiến thức nhanh nhất.
Người học tiếng Đức và những vấn đề khó khăn
Người học ngoại ngữ luôn luôn đối diện với những vấn đề gặp trở ngại trong việc tiếp xúc với ngôn ngữ mới không chỉ về cách học mà cách thực hành cực kỳ khó cần những nỗ lực hết mình để theo học. Bài viết sẽ nêu nên những vấn đề mà người học gặp phải khi học tiếng Đức ngày nay.
Ngữ pháp khác nhau
Người việt chúng ta nói theo một cách rất tự nhiên nghĩ sao nói vậy không có thì, không có chia nọ kia, đọc viết liền một nẻo tuy nhiên ngữ pháp Đức lại không như thế nó chi thành 9 thì với những trường hợp đặc biệt. Gần giống như tiếng Anh thì tiếng Đức học là cách học chia từ thường là động từ, tính từ, danh từ và túc từ.

>> Tham khảo: Câu chuyện cười bằng tiếng Đức - Học tiếng Hàn
Mặt khác, do ngữ pháp đầu tiên tiếp xúc đều là ngữ pháp căn bản nên người học chủ quan không học và nghiên cứu dẫn đến tình trạng tốn rất nhiều thời gian sau này học lại và cảm thấy việc học rất khó. Điều đó thể hiện rõ thời gian học của những người mới học rất thấp vì nghĩ rằng những kiến thức mình học ở trường lớp mình đã đủ ghi nhớ rồi nên không cần thực hành thêm ở nhà nữa và kết quả chắc các bạn cũng đoán được phải không?
Thực hành nghe nói đọc viết
Các kỹ năng tưởng chừng như yêu cầu bắt buộc và mọi người học đều cần biết tuy nhiên các bạn lại không để ý và tập chung như bài đầu đã viết thì ngữ pháp mới là trọng điểm trọng tâm học có một số lỹ do rằng:
- Không học ngữ pháp thì làm sao thực hành được
- Ngữ pháp tôi chưa giỏi tôi cần ôn luyện thêm
- Khi nào tôi giỏi ngữ pháp thì tôi sẽ học những kỹ năng trên
- Khi nào tôi thực sự có thời gian nhiều tôi mới học
Rất nhiều nhiều lý do khác nhưng tôi thiết nghĩ phải chăng các bạn đã có quan điểm hiện tại chưa phù hợp. Những bạn mới học thì đây có thể chấp nhận nhưng đối với các bạn đã học lâu rồi thì đây là một lý do không thể chấp nhận được chứ không nói là quá tệ. Thời gian học rất quan trọng nhưng nó ý thức từ những đặc điểm yêu cầu của suy nghĩ người học bắt đầu từ những quan điểm học tiếng Đức chưa phù hợp. Tôi sẽ nêu ra những quan điểm học của những người học hiệu quả để các bạn có thể so sánh xem trình độ của mình hiện tại như thế nào.

Quan điểm học tiếng Đức
Những quan điểm học này được dựa trên những kinh nghiệm học của những người đạt thành tích cao trong học tập như hiện là những du học sinh hoặc đang là giảng viên dạy học tiếng Đức những nhân viên hướng dẫn du lịch Đức.
Quan điểm 1: Xác định mục tiêu học tiếng Đức: Học để làm gì?
Đây là điều quan trọng nhất hướng đến người học, xác định con đường di cũng như thái độ học của người học. Tuy nhiên, điều này lại rất mơ hồ đối với các bạn học, bởi vì các bạn học theo xu hướng hay học vì ước muốn của ai đó. Nếu các bạn hiện tại chưa thích nó thì hãy học cách sống chung với tiếng Đức, điều khổ sở nhất là mình học nhưng không thích học vậy tại sao không biến nó để thành bạn học của bạn hằng ngày. Nếu như trước kia mỗi buổi học là "hành" nhau thì giờ có lẽ "tìm hiểu nhau" yêu thích học và đam mê học tiếng Đức.
>> Tham khảo: Cùng học tiếng Đức online
Quan điểm 2: Có thái độ, động cơ học tiếng Đức tập rõ ràng
Đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến quá trình học tập của học sinh. Bạn sẽ không thể nào có được kết quả học tập tốt nhất nếu như không có được một thái độ học tập đúng đắn. Đa số các nhà tâm lý giáo dục học cho rằng: thái độ học tập, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Người học nên tự xác định cho mình động cơ đúng đắn bằng cách tự trả lời các câu hỏi: “Học để làm gì? Học cho ai? Học như thế nào?”

Quan điểm 3: Xác định phương pháp học tập hiệu quả
Sau khi xác định đúng động cơ và thái độ học tập đúng đắn, tích cực; ta cần xác định phương pháp học tập sao cho hiệu quả và khoa học. Trước hết, ta cần xác định phương pháp tư duy. Trong mỗi bài học, ta luôn bắt gặp những những tình huống mâu thuẫn, có vấn đề. Với những tình huống này, đòi hỏi người học phải vận dụng kỹ năng tư duy vào để giải quyết triệt để và thấu đáo.
Chẳng hạn, với một bài toán, ta có thể vận dụng kỹ năng tư duy kết hợp với kiến thức để đưa ra nhiều cách giải khác nhau nhưng cuối cùng vẫn cho ta một đáp số hoặc trong một bài văn ta có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau (mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp) nhưng cuối cùng vẫn phải đảm bảo các ý cần thiết của phần mở bài. Do vậy, phương pháp tư duy sẽ kích thích khả năng huy động vốn kiến thức của học sinh vào bài học.
Từ đó, giúp học sinh khắc sâu kiến thức và hiểu bài lâu hơn. Với mỗi học sinh, việc ghi nhớ kiến thức của bài học như: các định nghĩa, công thức, định luật, định lý hay những sự kiện, mốc thời gian lịch sử; tiểu sử của một nhà văn, nhà thơ… thường rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Do vậy, phương pháp để ghi nhớ là rất quan trọng và cần thiết.
Tags: học tiếng Đức cơ bản, học tiếng Đức online, học tiếng Đức qua phim ảnh, học tiếng Đức tại nhà...