Một số cách xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả

Tình hình nuôi trồng thủy sản trong nước rất phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên việc xử lý nước thải nuôi tôm lại ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường và khả năng phát triển tôm. Vậy thì làm thế nào để có thể phát triển tốt nhất lượng tôm nuôi được.

Người tạo: Admin

Thủy sản đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta. Lượng thủy sản nuôi trong đã tăng cao hơn nhiều kể từ năm 2000. Trong đó sản lượng tôm đã tăng lên gấp nhiều lần, chiếm lượng lớn trong sản lượng thủy sản tại Việt Nam. 

Mặc dù lượng nuôi trồng tôm tăng cao nhưng ý thức của người dân về việc xử lý hóa chất, kháng trong nuôi tôm chưa được nâng cao. Và quan trọng là việc xử lý nước thải nuôi tôm vẫn không được người dân để tâm. Công ty thông cống nghẹt Tiến Phát sẽ mang đến cho các bạn những thông tin vì sao cần xử lý nước thải và cách xử lý nước thải nuôi tôm.

Vì sao cần xử lý nước thải nuôi tôm?

Lượng chất thải trong quá trình nuôi tôm đa phần là thức ăn thừa, phân tôm, các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh. Những hóa chất này bên trong nước thải là nơi thích hợp cho sự phát triển và tích tụ của vi khuẩn gây hại. 

Vì sao cần xử lý nước thải nuôi tôm
Vì sao cần xử lý nước thải nuôi tôm
 

> > Xem thêm: Xử lý nước thải nhà hàng khách sạn có quan trọng không?

Phần lớn chất thải dư thừa trong quá trình nuôi tôm đều tích tụ ở bùn, đóng cặn ở đáy ao. Những chất thải này chứa lượng lớn các chất gây hại cho tôm ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng của tôm. Những thành phần chất thải này sẽ khiến tôm bị căng thẳng, kém ăn khiến cho mức tăng trưởng của tôm bị suy giảm và chết dần do bị mắc bệnh từ lượng lớn vi khuẩn bên trong ao.

Hoạt động xử lý nước thải nuôi tôm sẽ giúp cho môi trường sống của tôm phát triển và nâng cao mức sinh trưởng hơn. Ngoài ra khi xử lượng chất thải nuôi tôm thì còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi xả thải, tránh gây những tác hại và ảnh hưởng xấu đến kênh rạch, vùng đất xung quanh.

Các cách xử lý nước thải nuôi tôm

Có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm đơn giản và hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp xử lý bạn cần biết:

Xử lý nước thải bằng hệ thống

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp này được sử dụng rộng rải nhờ vào khả năng và hiệu suất tuyệt vời của nó. Hệ thống này giúp giảm thiểu và lọc sạch lượng vi khuẩn có hại, phân hủy và phân tách chúng tạo thành những hợp chất vô cơ không độc hại hoặc sinh khối vi khuẩn. Ngoài khả năng lọc sạch và xử lý vi khuẩn thì hệ thống còn có khả năng lọc bùn, người dân có thể sử dụng bùn để trồng trọt vì lượng bùn này đã được làm sạch và thích hợp để có thể trồng cây.
 

Hoạt động xử lý nước thải nuôi tôm
Hoạt động xử lý nước thải nuôi tôm


Xử lý bằng hệ vi sinh vật

Phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm này sử dụng hê vi sinh vật. Có một số loại vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, chất khoáng để tạo thành nguồn dinh dưỡng. Do đó mà những loại vi sinh vật này thường được sử dụng để phân hủy các chất thải trong môi trường nuôi trồng tôm, thủy sản. Chúng có khả năng mạnh mẽ trong việc phân hủy các chất độc hại và gia tăng mức độ môi trường sống, khả năng phát triển của tôm.  

Xử lý bằng ao sinh học

Phương pháp này hoạt động nhờ vào quy trình nhờ vào khả năng phân hủy các chất hữu cơ, khả năng ăn các chất cặn lắng của loài cá rô phi. Quy trình hoạt động này thường sử dụng một số ao liên tiếp nhau và mỗi ao có một loại sinh vật xử lý từng tình trạng chất thải khác nhau. Trong đó thì chủ yếu là có ao lắng và ao xử lý nước thải bằng sinh học. Ao lắng cần phải được thiết kế để nước thải có thời gian để lắng lại. Sau đó nước thải được chuyển sang ao xử lý sinh học. Trong ao này chủ yếu nuôi các loại cá rô phi, cá nâu để có thể phân hủy được những chất thải còn sót lại trong nước. 

Phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm
Phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm


> > Xem thêm: Quy trình và hệ thống xử lý nước thải nhà hàng

Lưu ý: Cần hạn chế sử dụng chất chứa Chlorine khi xử lý nước thải nuôi tôm hay nguồn nước. Không nên sử dụng loại chất này quá nhiều khi lượng chất hữu cơ chất chứa trong ao quá nhiều. Và đặc biệt không nên sử dụng thêm chất Chlorine khi đã sử dụng các loại hóa chất diệt khuẩn như: Formol, BKC, chloride,...

Cần nhận được hướng dẫn từ chuyên gia thì mới có thể sử dụng các loại hóa chất diệt khuẩn và đặc biệt là loại chất Chlorine. Những loại chất này nếu không được sử dụng theo liều lượng thích hợp sẽ tạo thành những chất độc hại cho tôm, giảm sản lượng và chất lượng của tôm. Để sử dụng được hiệu quả loại chất này thì người dân cần đo được nồng độ pH cũng như lượng chất hữu cơ có trong ao.

Các cách xử lý nước thải nuôi tôm
Các cách xử lý nước thải nuôi tôm


Để góp phần bảo vệ môi trường cũng như có một nông trại nuôi tôm thủy sản phát triển mạnh mẽ và thành công thì các bạn nên trang bị cho mình một trong các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp. Ngoài ra thì các bạn cũng cần học hỏi và trang bị thêm những kiến thức cần thiết khi sử dụng những loại hóa chất, những hệ thống tiên tiến và hiện đại để có thể phục vụ cho quá trình nuôi trồng gia tăng năng suất và chất lượng thành phẩm của mình. 

Tags: Mô hình xử lý nước thải nuôi tôm, biện pháp xử lý nước thải nuôi tôm phổ biến nhất ở Việt Nam, Công nghệ xử lý nước nuôi tôm, Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản, Quy trình xử lý nước nuôi tôm, Vai trò của ao xử lý nước thải trong nuôi tôm, Xử lý nước thải ao nuôi thủy sản, Hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Tin cùng chuyên mục

Bình luận