Tình hình ô nhiễm môi trường.
Cùng với sự phát triển mọi mặt với tốc độ chóng mặt của nền kinh tế thì tình trạng ô nhiễm cũng tăng lên theo hướng cấp số nhân về tình trạng nguy hiểm và nghiêm trọng.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đất.
Tình hình hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh có dân cư khoảng hơn 6 triệu người và con số đó tặng dần nhanh hơn theo từng năm. Theo thống kê môi ngày có khoảng 450.000-520000m3 nước thải từ các khu vực dân cư, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện đổ xuống nguồn nước: kênh rạch và sông Sài Gòn… làm ô nhiễm nguồn nước và mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn, đáng lưu ý là mức độ ô nhiễm rất cao ở các kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, kênh Đôi- kênh Tham Lương … sông Sài Gòn(Nhất là đoạn sông gần cảng Sài Gòn). Thành phố có khoảng 25.000 hộ gia đình sống trong các nhà xây trên kênh rạch với dân số đến hàng trăm ngàn người. Mọi chất thải từ rác, phân … đều xả trực tiếp xuống kênh rạch góp phần làm cho nguồn nước vốn bị ô nhiễm càng thêm trầm trọng. Nhìn chung nước thải sinh hoạt chưa được xử lý mà thải thẳng ra hệ thống cống thoát nước hoặc ra kênh rạch. Sau một khoảng thời gian, các chất ô nhiễm tích tụ trong đất khiến môi trường đất bị ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường đất không chỉ tác hại đến môi trường, hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực. Đất bị ô nhiễm có khả năng ủ các mầm bệnh lâu nhất, bền vững nhất. Khi có điều kiện thích hợp sẽ phát bệnh khiến cho người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe. Bên cạnh đó khu vực bị ô nhiễm thường bốc mùi hôi thối khiến cho cuộc sống sinh hoạt của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề. Các mầm bệnh thường là bệnh về tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, kiết lỵ,... khiến ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực. Không chỉ thế tiềm ẩn ở khu vực còn có ruồi, muỗi, ruồi đóng vai trò quan trọng trong việc truyền và lây các bệnh như giun tóc, sán lợn, các bệnh về mắt như: nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt. Muỗi là mắt xích quan trọng trong quá trình lây nhiễm của các bệnh như: Zika, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết,...Đó là những căn bệnh nguy hiểm dễ cho con người dễ lây lan khi bùng phát thành dịch tạo thành hậu quả nặng nề đáng tiếc.
>>Xem thêm: Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh.
Các mầm bệnh tồn tại trong khu vực ô nhiễm.
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, người dân trong khu vực tránh vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi ra môi trường xung quanh. Không dừng lại ở đó, các hộ gia đình còn nên tự giảm thiểu lượng chất thải sinh hoạt bằng cách mua sắm hợp lý, có thế bán các loại chất thải thích hợp cho đồng nát để giảm thiểu thời gian xử lý rác thải của gia đình. Việc phân loại rác còn là vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Phân loại rác sẽ giúp quá trình xử lý rác được hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Quan trọng hơn là phân loại rác tái chế được và rác tái chế không được. Lượng rác có thể tái chế sẽ được tái chế giúp giảm lãng phí và ô nhiễm. Rác thải được tái chế giúp giảm nguồn ô nhiễm tồn tại trong môi trường. Đặc biệt hạn chế sử dụng túi làm bằng chất liệu nilon, mặc dù túi nilon là vật dụng tiện lợi và được phổ biến nhưng túi nilon thường được chế tạo từ nguyên liệu tái chế dễ gây hại đến sức khỏe người dùng. Người dân trong khu vực tổ chức dọn dẹp các bãi rác dể dọn dẹp các khu vực nghi vấn tồn tại mầm bệnh để đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Môi trường nước bị ô nhiễm như thế nào.
Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo số liệu tính toán của cơ quan môi trường cho thấy Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước. Vùng Đông Nam bộ với toàn bộ các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các khu công nghiệp lớn, là vùng có lượng phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước. Số lượng khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải vẫn đang ở mức trung bình (50-60%), hơn nữa, 50% trong số đó vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Lượng chất thải sinh hoạt tích lũy lâu dài khiến ô nhiễm nguồn nước.
Theo các nghiên cứu tác động Môi trường của cơ quan Tổng cục Môi trường cho thấy: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu Oxy sinh hoá (BOD: Biochemical oxygen Demand - là lượng Oxy cần thiết cung cấp cho vi sinh vật để oxi hóa các chất hữu cơ), nhu cầu Oxy hoá học (COD: Chemical oxygen Demand - là khối lượng Oxy cần tiêu hao trên 1 lít nước thải) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa Xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, HydroSulfua vượt 4,2 lần, hàm lượng Amoniac vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Ô nhiễm môi trường nước khiến đời sống sinh hoạt của cư dân trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề. Cư dân sinh sông trong khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm sẽ bị tác động đến bởi mùi hôi thối từ môi trường, không dừng lại ở đó nguồn nước sinh hoạt sẽ bị ảnh hưởng có mùi hôi. Điều đó khiến cho chất lượng cuộc sống giảm sút, sử dụng nguồn nước sinh hoạt có mùi hôi khiến tiềm tàng khả năng mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tả, kiết ly,... thậm chí có nguy cơ bị ung thư. Không chỉ thế, lượng lớn các túi nilon được dùng để bọc rác thải ném xuống nguồn nước khiến dòng nước bị ứ đọng dẫn đến tích tụ nguồn bệnh trong môi trường nước về các mầm bệnh về tiêu hóa dễ bùng phát thành dịch. Các loại cá thường nhầm lẫn túi nilon là thức ăn, khiến cho cá chết sau khi ăn hoặc nghiêm trọng hơn là sau khi ăn túi nilon cá bị đánh bắt và trờ về bàn ăn gia đình.
Người dân trong khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm cần chung tay ngăn cản hành vi vứt rác vào nguồn nước, vứt rác đúng nơi quy định tránh vứt rác bừa bãi. Giáo dục lớp trẻ về vấn đề bảo vệ môi trường. Hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa vì khi dùng sẽ góp phần đưa vào nước chất gây ô nhiễm mới. Nạo vét các khu vực nước bị ô nhiễm giúp khơi thông dòng chảy, hạn chế khả năng tồn tại các mầm bệnh trong nguồn nước và giúp tăng thẩm mỹ khu vực. Bổ sung nhiều thùng rác trong khu vực sẽ giúp hạn chế hiện tượng vứt rác xuống sông.
>>Xem thêm: https://kenhlamdeponline.net/
Thực trạng môi trường không khí.
Trong khi đó, theo ngành nghề thì xây dựng gây áp lực môi trường không khí chủ yếu do các đơn vị thi công chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ môi trường tại công trường xây dựng. Áp lực từ hoạt động dân sinh tập trung ở khu vực nông thôn nơi nguyên liệu đun nấu và sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào nhiên liệu hóa thạch, củi... và các chất thải chưa được kiểm soát. Dùng các nhiên liệu hóa thạch cho quá trình đốt khiến sản sinh ra khói gây ô nhiễm không khí.
Chất đốt từ nhiên liệu thô sơ dễ gây ô nhiễm.
Ngành chăn nuôi với quy mô và số lượng tăng nhanh chóng (gần 2.000 trang trại trong 2 năm từ 2011 - 2013) thải khoảng 75 - 85 triệu tấn chất thải, làm phát sinh các loại khí thải gồm khí CO2(Cacbondioxit) chiếm 9%, khí CH4(Metan) chiếm 37%, N2(Nitơ) 65%, và một số khí khác như H2S(HydroSulfua) và NH3(Amoniac). Lĩnh vực trồng trọt cũng gây ra vấn đề môi trường do tăng lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và lượng chất thải sau thu hoạch (gồm rơm rạ, cây khô) thiếu kiểm soát. Hoạt động của một số nhóm làng nghề, điển hình như làng nghề tái chế tạo sức ép đáng kể lên môi trường và phổ biến ở khu vực miền Bắc nơi chiếm đến 60% tổng số làng nghề trong toàn quốc.
Giao thông với xu hướng số lượng phương tiện giao thông gia tăng mạnh mẽ qua các năm được đánh giá là nguồn đóng góp đáng kể gây suy giảm chất lượng môi trường không khí. Trong đó, các khí CO(Cacbonmonoxit), VOC(hợp chất hữu cơ dễ bay hơi), TSP(Natri photphat, là một chất làm sạch, chất bôi trơn, phụ gia thực phẩm, chất tẩy vết bẩn và tẩy nhờn) chủ yếu do các loại xe máy phát thải còn đối với ô tô thì nguồn ô nhiễm chính gồm các khí SO2(AnhiđritSunfurơ) và NO2(Nitơđioxit).
Các nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất công nghiệp có đặc thù phân bố cục bộ quanh khu vực sản xuất và có nồng độ các chất độc hại cao. Ngành khai thác, chế biến than thường tập trung ở khu vực phía Bắc với đặc trưng phát thải các loại bụi (TSP, PM10) và SO2( AnhiđritSunfurơ), CO( Cacbonoxit), CH4( Metan)... Ngành sản xuất thép thì tập trung khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, với thành phần khí thải gồm bụi, gỉ sắt chứa các oxit kim loại... Ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát sinh chủ yếu bụi, CO( Cacbonoxit), SO2( AnhiđritSunfurơ) và H2S( HydroSulfua) và nguyên nhân gây ô nhiễm chính do cung cao hơn nhu cầu thị trường. Ngành nhiệt điện thì tập trung ở khu vực phía Bắc (Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương) và phía Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh) với thành phần khí thải phụ thuộc nhiều vào công nghệ cũng như loại hình sản xuất.
Ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp.
Ô nhiễm ở khu vực ngoại thành là do các hoạt động của các khu công nghiệp, còn khu vực nội thành là do lượng khí thải từ các phương tiện giao thông. Vì thế vấn đề ô nhiễm không khí là vấn đề rất khó xử lý, nếu muốn xử lý và giảm thiểu thì cần có sự góp sức của toàn thể người dân. Giảm thiểu ô nhiễm không khí trong khu vực nội thành đơn giản nhất là vận động người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân. Qua việc đó sẽ khiến giảm thiểu mật độ phương tiện giao thông trong thành phố và giảm thiểu vấn đề ù tắc giao thông vào giờ cao điểm. Do đó giảm thiểu lượng khí thải từ các phương tiện trong quá giờ cao điểm. Bên cạnh đó việc trồng cây xanh góp phần tạo thành màn lọc không khí làm giảm mật độ ô nhiễm trong không khí.
Tags: so lieu ve moi truong, tinh trang moi truong, bien phap giam thieu o nhiem, moi truong dat, moi truong nuoc, moi truong khong khi.